Danh sách các câu hỏi đã được trả lời
-
Tiêu đề: Con tôi bị sốt cao
Người hỏi: hoa123@gmail.com
Nội dung: Mẹ bệnh nhi hỏi: Con tôi 8 tháng, hay bị sốt, có khi sốt cao 38,5 đến 39 độ, là con đầu lòng tôi còn trẻ chưa có kinh nghiệm nuôi con. Bs cho tư vấn khi bé bị sốt cao tránh bị co giật tôi phải làm sao?
Trả lời từ Bác sĩ: Mẹ bệnh nhi thân mến! Sốt cao ở lứa tuổi này có nhiều nguyên nhân; sốt do mọc răng, sốt do siêu vi, sốt do nhiễm khuẩn, sốt do các nguyên nhân khác. Trước bé sốt cao dọa co giật phải hạ nhiệt cho bé sau đó điều trị nguyên nhân. Khi nhiệt độ của bé đạt 38.5 hoặc 39 độ ta phải nới lỏng quần áo thoáng mát, lau bằng nước ấm ở ngực, lưng, nách, bẹn. Tránh lau bằng cồn..đặt thuốc Acetaminophen hậu môn 10-15mg/kg hoặc uống Libuprophen 10mg/kg cách mỗi 6-8 tiếng. Để tìm ra nguyên nhân chính xác nên chuyển trẻ đến chuyên khoa nhi khám tư vấn và điều trị. Chúc bà mẹ trẻ có thêm kinh nghiệm để săn sóc con mình.
-
Tiêu đề: Con tôi trên người nổi nốt phỏng nước
Người hỏi: trang.dth@gmail.com
Nội dung: Chào BS _con tôi 3 tuổi, mấy hôm nay bé bị sốt, trên người nổi nhiều nốt phỏng có nước, không nổi trong lòng bàn tay, bàn chân. Xin hỏi cháu bị bệnh gì, cách xử trí, bé này chưa chích ngừa đầy đủ .
Trả lời từ Bác sĩ: Bạn thân mến, theo bạn mô tả con bạn bị sốt, trên người xuất hiện nhiều bóng nước, không nổi trong lòng bàn tay, bàn chân. Như vậy con bạn bị bệnh thủy đậu . Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây do virus varicellazoster gây nên. Từ khi ủ bệnh đến thời kỳ toàn phát khoảng 2 tuần. Nếu bạn chưa chích ngừa vaccine cho bé thì bé có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Bởi vì con bạn chưa có kháng thể miễn dịch chống lại virus thủy đậu. Da của bé nổi nhiều bóng nước có kích thước #2mm, bóng nước xuất hiện trên da đầu, tay chân, trong niêm mạc miệng, âm đạo v.v….Nếu bóng nước càng nhiều thì bệnh càng nặng, sau 1 tuần bóng nước đóng mày và lành. Chú ý khi thủy đậu biến chứng rất nặng; nhiễm trùng da do bóng nước bội nhiễm: Viêm phổi, viêm gan, viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng máu, hội chứng guilain-baree. Phòng ngừa: Chủng ngừa vaccine theo lịch, nhà cửa sạch, khi có trẻ nhiễm thủy đậu cần cách ly, vệ sinh thân thể tay chân. Bạn nên đưa cháu đến cơ sở y tế được khám tư vấn và điều trị đúng chuyên khoa . Chúc cháu chóng bình phục !
-
Tiêu đề: Con trai em bị tiêu chảy
Người hỏi: ngoc@gmail.com
Nội dung: Tôi cần tư vấn xem khi tiêu chảy có được truyền dịch không và nên truyền dịch gì? Con tôi năm nay 3 tuổi, sau khi đi du lịch 3 ngày về thì cháu bị sốt kèm tiêu chảy. Hiện con đi khám tiêu hóa thì được kê uống oresol và chỉ định truyền thêm nước hoa quả nếu con không ăn được. Tuy nhiên 2 hôm nay, tôi chỉ cho cháu ăn cháo nấu loãng với uống oresol nhưng cứ uống hết lại trớ liên tục như vậy. Ngoài oresol ra thì khi bị tiêu chảy nên truyền dịch gì nếu như con tôi không uống được oresol? Trong 3 ngày đi biển vì cháu không ăn được hải sản và đồ lạ nên gia đình vẫn duy trì thói quen cho cháu ăn cơm và thức ăn hàng ngày nên không sao, gần về thì sốt nhẹ, về nhà ăn lại đồ ăn ở nhà thì lại đau bụng, tiêu chảy, trớ liên tục.
Trả lời từ Bác sĩ: Chào bạn! Nếu bị tiêu chảy nhẹ, bạn nên cho bé uống nước bù điện giải oresol đúng cách, nếu trẻ nôn, không uống được, hoặc uống ORS đúng cách mà trẻ vẫn bị tiêu chảy mất nước thì cần truyền dịch. Dung dịch bù nước điện giải: lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%...). Trường hợp con bạn vừa nôn, sốt, đại tiện phân lỏng, cháu đã được uống ORS nhưng trẻ không đỡ vì vậy bạn nên cho trẻ đến cơ sở Y tế để khám và điều trị.
-
Tiêu đề: Con tôi bị sốt
Người hỏi: anhtan16@gmail.com
Nội dung: Bé nhà tôi mới 2,5 tuổi, cứ thay đổi thời tiết là cháu lại sốt kèm ho, chảy nước mũi, biếng ăn và có lần kèm tiêu chảy nhẹ nhưng mấy lần đi khám Bác sĩ đều kết luận sốt siêu vi và không kê kháng sinh. Lần này con sốt tôi chưa cho con đi khám mà chỉ vệ sinh mũi họng và tự chữa bằng quất hấp đường phèn (trộm vía cháu hợp thuốc này). Tuy nhiên sau gần 1 tuần thì con có đỡ ho với sốt nhưng thấy xuất hiện thêm các nốt ban hồng trên ngực, bụng và lưng trước khi lan rộng đến hai tay và cổ. Tôi có để ý thì không thấy con có biểu hiện ngứa hay khó chịu. Tôi được người quen tư vấn là con bị sốt siêu vi và phát ban là bình thường, nghĩ là cháu sắp khỏi. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp như vậy có đúng không và khi cháu bị sốt siêu vi kèm phát ban như vậy thì có cần uống thuốc gì không?
Trả lời từ Bác sĩ: Chào bạn! Với tình trạng con của bạn, cần để trẻ nghỉ ngơi trên giường đến khi khỏi hẳn sốt. Hạ sốt cho trẻ đúng cách: Nếu bé sốt cao hơn 38.5°C, có thể cho bé uống paracetamol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, chườm mát cho trẻ bằng nước ấm. Bổ sung đủ nước: nên khuyến khích bé uống đủ nước, chất điện giải bù khoáng, nước chanh, nước ép trái cây tươi... để tránh mất nước. Cho bé uống thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để làm dịu tình trạng viêm sưng, đau ở cổ họng, thận trọng khi dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, sữa... Vệ sinh da, cơ thể đầy đủ, tránh kiêng gió, kỵ nước bằng cách trùm kín chăn, không vệ sinh cơ thể bé. Nếu tình trạng sốt của trẻ không thuyên giảm, trẻ có hiểu hiện hôn mê, co giật..., bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Đặt câu hỏi cho Bác sĩ
Đội ngũ bác sĩ tư vấn
Đoàn Tiến Dương
Bác sĩ chuyên khoa 2 Ngoại khoa
Điện thoại: 0985656852
Lộc Quốc Phương
Bác sĩ chuyên khoa 2 sản phụ khoa
Điện thoại: 0966676828
Thân Minh Khương
Thạc sĩ y khoa chuyên ngành Nội hô hấp
Điện thoại: 0916740537
Ngô Hoàng Điệp
Dược sĩ Đại học
Điện thoại: 0983090585
Đặng Văn Hậu
Bác sĩ chuyên khoa 2 răng hàm mặt
Điện thoại: 0915183478
Nguyễn Thị Hồng Khánh
Bác sĩ chuyên ngành Nội hô hấp
Điện thoại: 0382615335
Trần Minh Phương
Điều dưỡng viên (tư vấn chăm sóc sức khỏe, xét nghiệm và phòng bệnh)
Điện thoại: 0382070833
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Thạc sĩ y khoa chuyên ngành Nội khoa
Điện thoại: 0968255686